Lượt xem: 167

17-02-2017 18:32

Khi bạn bị dị ứng, bạn cần lời những lời tư vấn tốt nhất về bệnh dị ứng để có cách điều trị và phòng ngừa

Gần như ai trong cuộc đời cũng một lần bị dị ứng, ít hay nhiều đều gây ra sự khó chịu, nhẹ thì phát ban mẩn ngứa, nặng thì tím tái khó thở, ngộ độc...

Có rất nhiều nguyên nhân dị ứng từ nhiều nguồn khác nhau, muôn hình vạn trạng, có người dị ứng thức ăn, có người dị ứng thuốc, có người bị dị ứng mỹ phẩm, có người dị ứng phấn hoa, người dị ứng hóa chất .... Dị ứng là một chuyên khoa khác hoàn toàn chuyên khoa da liễu như mọi người lầm tưởng. Và khi bị dị ứng bạn cần đến những chuyên gia dị ứng để xác định đúng nguyên nhân mới có cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn.

Chúng tôi có cuộc trao đổi với Lương y, BS Phạm Duy là một chuyên gia về dị ứng có nhiều năm kinh nghiệm và điều trị căn bệnh dị ứng. Lương y Duy có nhiều phát hiện mới về bệnh dị ứng nhờ đó đã điều trị thành công nhiều bệnh dị ứng khác nhau. Dưới đây là cuộc chia sẻ trao đổi về đề tài dị ứng này.

Pv: Thưa lương y, tại sao con người lại hay bị dị ứng? Quan điểm của ông vấn đề này ra sao?

Đến nay con người ta cho rằng dị ứng là sự phòng vệ của cơ thể con người khi tiếp xúc với các chất lạ (dị nguyên). Tức là khi gặp một số chất lạ người ta bị các dấu hiệu ngộ độc như phát ban, mẩn ngứa, sưng tê, khó thở, tím tái, phù nề... các hiện tượng này cho là hiện tượng dị ứng của cơ thể. Về mặt bản chất họ chưa hiểu rõ tại sao có nhóm người này bị dị ứng nhóm người kia lại bình thường và người ta cho rằng đó là do cơ địa con người. Vậy là những dị ứng không tìm ra nguyên nhân hoặc điều trị không khỏi người ta xếp vào nhóm dị ứng cơ địa.

Nhưng tôi nghiên cứu và thấy rằng mọi dị ứng đều có nguyên do của nó, cần phải tìm được nguyên nhân gốc gây nên bệnh mới điều trị khỏi hẳn được. Nếu vậy ta phải rất hiểu rõ về cơ thể con người, hiểu được bản chất của dị ứng là gì mới có cách để điều trị triệt để.

Những phát hiện mới về căn bệnh dị ứng:

- Đối với các dạng dị ứng tiếp xúc như dị ứng mỹ phẩm, dị ứng hóa mỹ phẩm, dị ứng chất chống viêm corticoids, dị ứng nước tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén bát.... về mặt bản chất chính là do một trong những hoạt chất của những sản phẩm này chứa những độc tố gây hại da, khi tiếp xúc hoạt chất này ngấm tế bào da làm hủy hoại tế bào da , làm mất lớp bảo vệ da khiến da dễ bị kích ứng và dễ bị nhiễm khuẩn.

- Đối với dị ứng thức ăn uống thì có hai yếu tố chính gây nên:

+ Một là do thức ăn uống đó bị nhiễm khuẩn hoặc bị nhiễm độc tố gây nên hiện tượng dị ứng
+ Hai là do cơ thể người đó. Bởi con người khi sinh ra hiếm được hoàn hảo mà thường có khuyết tật. Nếu khuyết tật con người lộ ra ngoài như thừa tay thiếu chân, thừa tai hở mồm, hay bị dạng, hay bị lác mắt... ta có nhìn thấy ngay. Nhưng nếu như bị khuyết tật bên trong thì mắt thường khó thấy, chỉ khi nó biểu hiện ra ngoài hoặc do tình cờ phát hiện như hiện tượng dị ứng ta mới biết cơ thể chúng ta bị khuyết tật. Phần lớn con người sinh ra là không hoàn hảo và thường có khuyết tật, chỉ một phần nhỏ con người sinh ra cơ thể được hoàn hảo. Nhóm người hoàn hảo này là những người từ khi sinh ra đến lúc mất đi gần như chẳng có bệnh tật nào, có khả năng đề kháng với rất nhiều loại bệnh khác nhau. Cổ nhân đã có câu " Ngọc lành vẫn có vết hay không ai tròn như viên bi nhìn kỹ thì vẫn có sẹo" là thế.
Chính vì cơ thể con người bị lỗi khuyết tật bênh trong ấy mà có một số người rất dễ mắc một số bệnh riêng về phần đó, người ta đổ cho đó là gen di truyền, bệnh cơ địa. Thực chất là do trong cơ thể con người là một chuỗi phản ứng hóa học và sinh hóa. Khi cơ thể thiếu một hoặc nhiều chất chuyển hóa thì sẽ dẫn đến rất hay mắc bệnh về nhóm đó. Ví như dị ứng thức ăn là do nhóm người đó gặp chất lạ trong thức ăn nhưng cơ thể lại không chuyển hóa được dẫn đến cơ thể bị ngộ độc. Nếu như những người thiếu chất nhẹ thì bị nhẹ, nhưng với người thiếu chất chuyển hóa nhiều thì cơ thể sẽ bị dị ứng rất nặng có thể tử vong.

- Đối với dị ứng thời tiết thường là được xếp vào nhóm dị ứng cơ địa, về mặt bản chất gần giống với dị ứng thức ăn cơ địa nhưng còn một nguyên nhân nữa gây nên là do hiệu ứng giãn nở mạch thời điểm giao mùa cơ thể không kịp thích nghi gây nên tình trạng dị ứng.

- Đối với dị ứng thuốc uống về mặt bản chất là do phản ứng phụ của thuốc với cơ thể và do cơ thể thiếu chất chuyển hóa với hoạt chất thuốc này dẫn đến thuốc không chuyển hóa có lợi mà thành độc tố phát sinh gây nên dị ứng. Đây là nguyên nhân có người dị ứng với thuốc này, với người khác thì không

- Đối với dị ứng hóa chất: bản chất giống với dị ứng tiếp xúc.

- Đối với dị ứng viêm da cơ địa như các bệnh á sừng, vảy nển, tổ đỉa, chàm eczema... phần lớn do cơ thể thiếu các hoạt chất sinh học , cơ thể mất cân bằng vi lượng gây nên các bệnh về da, các bệnh nhiễm khuẩn.

Hiểu đúng về dị ứng thì mới có cách chữa đúng về dị ứng. Cần phải tìm được đúng nguyên nhân người bệnh bị dị ứng do đâu mới có thuốc điều trị khỏi hẳn căn bệnh đó. Nếu không thì có sử dụng ngàn vạn tấn thuốc cũng không khỏi. Các bạn phải nhớ rằng bệnh dị ứng khác hoàn toàn với các bệnh da liễu. Bệnh da liễu hoàn toàn do vi khuẩn, virut, nhưng bệnh dị ứng do phần lớn cơ thể nhiễm độc tố và thiếu chất chuyển hóa trong chuỗi phản ứng hóa học của cơ thể. Do đó đây là hai chuyên nghành khác nhau. Rất nhiều người chuyên khoa da liễu do không phân biệt được dị ứng đã chữa nhầm rất nhiều và gây ra nhiều hệ lụy. Do đó khi bị dị ứng bạn cần đến chuyên gia dị ứng để điều trị mới mong có thể khỏi bệnh.

PV: Thực tiễn chắc lương y đã gặp rất nhiều bệnh nhân bị dị ứng kỷ niệm nào khiến ông khó quên?

- Đó là vào dịp giáp Tết năm Canh Dần (2010) tôi gặp hai vợ chồng anh Tuấn làm nghề thợ mộc ở Cổ Nhuế Nam Từ Liêm, Hà Nội. Anh bị mọc mấy cái mụn trứng cá ở mũi, khó chịu anh ra bệnh viện lớn chuyên khoa DL khám. Họ cho thuốc về điều trị, nửa tháng sau tự dưng anh Tuấn thấy toàn bộ vùng mũi sưng vù và lở loét ra hai bên má. Đi khám lại BS sợ quá kê thuốc về uống nhưng không đỡ. Nghe có người mách bảo anh Tuấn đến gặp tôi, nửa khuôn mặt bị loét ra chảy nước. Nếu gặp phải ca này, BS non tay chẳng dại gì điều trị vì nhỡ không được mà biến chứng rất nguy hiểm. Tôi cho chống nhiễm trùng, giải dị ứng vừa phục hồi da, sau một tháng gặp lại anh Tuấn da lành lại chỉ còn đỏ da do lớp da non mới lên chưa hồi phục được. Tôi cho phục hồi da thêm hai tháng nữa thì anh Tuấn khỏi hẳn hoàn toàn. Lúc khỏi hai vợ chồng anh đến cảm ơn.
- Có trường hợp bạn Huyền ở Sơn la bị lở loét toàn bộ các ngón tay và lòng bàn tay, mùa đông nứt các kẽ tay rất đau đớn. Trong số bạn của Huyền có người từng trị mụn trứng cá ở chỗ tôi khỏi mách cho. Lúc đến gặp tôi tay rất sợ bôi xanh đỏ, ngón tay loét đầu móng, dưới da có rất nhiều mụn nước nhỏ li ti nhìn như bệnh tổ đỉa. Huyền nói với tôi đi khám BV người ta bảo là viêm da cơ địa, chữa mãi thuốc BV không đỡ nên đi khám mấy nơi nổi tiếng người ta đều bảo bị tổ đỉa mà dùng thuốc ban đầu đỡ và tưởng khỏi sau đó lại nhanh chóng bị lại như cũ. Thời gian đi chữa liên tục hơn 3 năm, Huyền sợ cứ để tay thế này thì làm việc gia đình hay đi làm khó, sau này còn chồng con nữa. Tôi xem xét thấy mụn nước nhỏ mọc cả trên mu ngón tay thì đã khẳng định ngay không phải bệnh tổ đỉa mà các thày lang chẩn đoán nhầm. Các mụn nước mọc ở tay thường được chẩn đoán là tổ đỉa nhưng tổ đỉa chỉ mọc trong lòng bàn tay, rìa các ngón tay chứ không bao giờ mọc trên mu các ngón tay. Đây chính là yếu tố then chốt để chẩn đoán tránh nhầm các bệnh khác. Một số LY khác do chưa có kinh nghiệm nên thường chẩn đoán sai, do đó chữa nhầm. Khi thăm khám hỏi ra mới biết H có người bạn tham gia bán hàng hãng nước rửa chén giới thiệu mua dùng. Sau hơn 6 tháng sử dụng thì tay xuất hiện mụn nước nhỏ và ngứa và từ đó cứ lan ra khắp tay, H không nghĩ ra bị dị ứng nước rửa bát này cứ dùng suốt khi tay bị nặng mới chuyển sang găng tay dùng. Khi tôi phân tích H vẫn nghĩ sản phẩm kia đắt tiền lại của hãng danh tiếng làm sao dị ứng được. Tôi khuyên H bỏ hẳn nước rửa bát, hạn chế tay tiếp xúc với mọi hóa chất và điều trị dị ứng da tay, kiên trì mất hơn 4 tháng mới khỏi. Phải nói rằng dị ứng nước tẩy rửa, nước rửa chén, sữa tắm ... là một dị ứng khó điều trị và mất thời gian lâu nhất. Phần lớn mọi người đều chủ quan và thường không bao giờ nghĩ rằng sản phẩm gần gũi này gây dị ứng vì phải sau một thời gian sử dụng lâu dài có người nhanh 2 tháng người lâu 3 năm trở ra mới có hiện tượng kích ứng.
- Hay trường hợp của chị Minh Mỹ Đình, Hà Nội bị mụn trứng cá nhiều năm, cũng chữa nhiều nơi không khỏi. Được bạn giới thiệu đến, nhìn chị bị mụn trứng cá không ai nghĩ chị bị dị ứng, có lẽ vậy mà nhiều y BS toàn kết luận viêm da mụn trứng cá. Nhưng tôi nhìn thấy lớp da của chị ửng đỏ mụn nhỏ liti xen lẫn mụn bọc to biết ngay chị vừa bị dị ứng vừa bị mụn trứng cá. Do quá trình chữa mụn chị sử dụng rất nhiều sản phẩm kem trộn và các thuốc khô da, tổn thương da không phục hồi được gây nên dị ứng và mụn xen kẽ. Với trường hợp này phải điều trị dị ứng trước mới chữa được khỏi mụn.
- Tôi nhớ năm 2011 chị Sinh quê Nam Định lấy chồng ở Hà Nội đưa em gái đến trị mụn ở chỗ tôi, vẻ ngoài khá xinh xắn ưa nhìn nhưng đôi chân thì chằng chịt vết thâm sẹo. Hỏi ra mới biết chị bị ngứa hàng đêm, ban ngày không sao nhưng cứ tối về đến lúc đi ngủ thì da đôi chân ngứa gãi xoành xoạch, hơn mười năm nay nhưng chữa mãi không khỏi. Tôi cười bảo chị chắc chỉ 10 thang là khỏi, mà khỏi thật. Sau 30 ngày lúc đưa em gái đến khám mụn lại thì khỏi thật. Đó là bởi chị bị chứng huyết hư sinh ngứa, người phụ nữ kinh nguyệt chửa đẻ lại không bồi bổ hợp lý rất dễ bị chứng huyết hư, huyết hư thì sẽ gây ngứa về đêm.
Do đó, điều quan trọng nhất của người thầy thuốc là phải chẩn đoán đúng, xác đinh đúng nguyên nhân gây bệnh. Có chẩn đoán đúng bệnh mới cho đúng thuốc, thậm chí có xác định đúng bệnh tìm đúng thuốc chữa cũng mất nhiều thời gian. Kinh nghiệm kế thừa quan trọng ở điều này.

PV: Để trở thành một người lương y giỏi theo ông cần yếu tố gì?

Cần một trí tuệ sáng, luôn tìm tòi nghiên cứu dựa trên nền tảng kiến thức y học chuẩn. Mỗi một căn bệnh phải coi nó như là một bài toán, người thầy phải tìm được các tham số của bài toán để mở chìa khóa giải được bài toán đó. Nếu không nắm vững kiến thức, không đủ trí tuệ thì chắn chắn sẽ không thể làm toán được. Muốn có phương pháp chữa bệnh mới thì cần sáng tạo nhưng trước khi sáng tạo cần phải đầy đủ kiến thức.

PV: Làm sao người bệnh có thể tìm được "đúng thầy đúng thuốc" khi hiện nay có quá nhiều thông tin về khám chữa bệnh?

Các cụ ta thường bảo: Đúng thầy đúng thuốc thì bệnh mới khỏi. Cho nên tìm thầy phải vái tứ phương (ý phải đến nhiều nơi kiểm chứng). Thực ra nhiều thầy thuốc đôi khi đến với y học không phải muốn cứu người mà là do kinh tế, lợi ích cá nhân của họ. Muốn tìm được người thầy thuốc tốt chữa bệnh được cho mình thì người thầy thuốc cần có tài năng giỏi nghề, phải có một trái tim nhân hậu, biết đặt địa vị của mình vào vị trí của người bệnh, hiểu được nỗi đau của người bệnh,từ đó họ sẽ phải cố gắng lớn nhất để chữa trị cho người bệnh khỏi bệnh nhanh nhất, tiết kiệm nhất.

Chúng tôi định hỏi thêm câu hỏi khác với lương y Duy, nhưng thấy những gì mà lương y nói cũng đã đủ để chúng ta suy ngẫm và hiểu về bệnh dị ứng cũng nhưng con người ông. Nếu bạn nào bị bệnh dị ứng trong nhóm kể trên có gì thắc mắc và cần tư vấn có thể liên hệ với lương y, BS Duy để được tư vấn kỹ hơn.

 

Theo https://www.facebook.com/diendandiung/posts/1808685392726501

 

Cham soc khach hang

Đang truy cập: 26
Trong ngày: 875
Trong tuần: 6130
Lượt truy cập: 135761
qc duoi cung

khang_xuan_duong

Đông Y KHANG XUÂN ĐƯỜNG
Địa chỉ: 32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Email:  khangxuanduong123@gmail.com
Điện thoại tư vấn:  088.688.9194
(*) Lưu ý: Tác dụng của phương pháp (thuốc) tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để điều trị khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.