Lượt xem: 63

07-05-2020 10:55

“Gan là nhà máy hóa chất lớn nhất cơ thể” và có vai trò quan trọng.

Gan bị viêm vì sao?

Viêm gan có 2 nguyên nhân chủ yếu là viêm gan do virus hoặc viêm gan không do virus.

Bệnh viêm gan virus: Có 5 loại virus gây viêm gan là A, B, C, D và E. Mỗi loại có tính chất và khả năng gây bệnh khác nhau. Virus viêm gan A lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường ăn uống và tiếp xúc với phân của người bệnh. Ngoài ra, đôi khi nguồn nước sử dụng có thể chứa virus viêm gan A.

Virus viêm gan B, C, D lây truyền qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus, lây truyền từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục. Virus viêm gan E lây truyền bằng đường phân - miệng và qua nước bị nhiễm bẩn.

Bệnh viêm gan không do virus:Viêm gan không do virus bao gồm viêm gan do rượu và viêm gan tự miễn. Rượu có thể làm suy yếu gan và dễ bị nhiễm trùng ở gan. Bệnh gan tự miễn là bệnh do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công gan. Bệnh hiếm gặp nhưng nó có thể dẫn đến chức năng gan giảm và làm tổn thương gan.

Tùy theo thời gian kéo dài của bệnh mà người ta phân chia thành bệnh viêm gan cấp tínhbệnh viêm gan mạn tính. Mỗi thể bệnh có những đặc điểm riêng.

Viêm gan cấp: Được đặc trưng bởi sự phá huỷ tế bào gan và sự hiện diện tế bào viêm trong mô gan kéo dài dưới 6 tháng. Phần lớn người bị viêm gan cấp thường tự hồi phục. Viêm gan cấp có thể xảy ra ở các nguyên nhân viêm gan do virus (thường là viêm gan A, B), viêm gan do ký sinh trùng, viêm gan do thuốc (ngộ độc paracetamol liều cao), viêm gan do rượu bia...

Viêm gan cấp thường có những triệu chứng như mệt mỏi, ăn không tiêu, buồn nôn, có khi bị nôn, sốt. Sau nhiều ngày có thể xuất hiện vàng da, vàng mắt. Một số bệnh nhân bị viêm gan cấp do virus B có thể bị đau khớp, bị lú lẫn và hôn mê.

Bệnh nhân bị viêm gan cấp nếu được chữa trị và chăm sóc tốt sẽ giảm nhẹ dần sau 4-6 tuần và có thể phục hồi sau 3 tháng. Ngược lại, nếu không được quan tâm chăm sóc tốt, một số trường hợp có thể nặng dẫn tới viêm gan mạn tính.

Viêm gan mạn tính: Là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm diễn ra trong thời gian trên 6 tháng. Viêm gan mạn tính thường là hậu quả của viêm gan cấp. Viêm gan mạn tính có thể xảy ra ở các trường hợp viêm gan virus (thường gặp là viêm gan B, C và phối hợp với D); viêm gan tự miễn, viêm gan do thuốc, viêm gan do rượu bia.

Ở viêm gan mạn tính, triệu chứng khởi đầu có thể biểu hiện những đợt rầm rộ như trong viêm gan cấp, phần còn lại thường có những triệu chứng âm thầm như mệt mỏi, cảm giác nặng tức vùng hạ sườn phải, đau cơ, đau khớp hoặc nhiều lúc chỉ có cảm giác nhức mỏi thông thường làm bệnh nhân không nhận biết được.

Khi đã bước sang giai đoạn xơ gan, các biểu hiện viêm thường giảm dần, thay vào đó là các triệu chứng của tăng áp lực tĩnh mạch cửa và suy tế bào gan là nổi bật.

Người bệnh viêm gan nên ăn thế nào để bệnh nhanh khỏi? - Ảnh 1.

Virus xâm nhập và gây bệnh viêm gan.

Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân viêm gan

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bệnh viêm gan. Thiếu dinh dưỡng thì gan không làm việc được nhưng dư thừa cũng không tốt vì gan yếu, khó loại thải chất dư thừa. Do vậy, người bệnh cần biết nên ăn gì và tránh ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gan.

Những thực phẩm nên sử dụng

Protein (chất đạm): Là chất quan trọng đối với người bệnh về gan. Cần bảo đảm 1g protein/kg cơ thể/ngày.

Trong đó, 50% lượng protein này do ngũ cốc và rau quả cung cấp nên chỉ còn 50% là lấy từ thực phẩm như cá, thịt, trứng, sữa hoặc đạm thực vật. Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 250ml sữa là đủ. Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.

Chất béo: Người bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món rán, chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu cho thấy: ăn nhiều chất béo cùng với giảm protein và bột đường làm gia tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C.

Trong khi đó, nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng gà và đậu mè các loại chứa nhiều acid béo, omega-3 rất cần cho người bị bệnh về gan mạn tính, kể cả viêm gan siêu vi A, B, C.

Lòng trắng trứng chứa nhiều methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Như vậy, người bệnh về gan có thể cách ngày ăn 1 quả trứng luộc. Axid béo và omega-3 từ thực vật hay từ cá đều tốt cho gan.

Điều cốt yếu là không dùng dư thừa. Nên chế biến thực phẩm bằng cách: nấu, luộc, hấp, chứ không nên rán. Nguyên tắc ăn uống hằng ngày là chọn thức ăn dễ tiêu và không kiêng quá mức sẽ dẫn đến suy kiệt cơ thể.

Vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan, có nhiều trong rau quả tươi nên người bệnh gan cần tăng cường rau và trái cây.

Người bệnh gan nên uống nhiều nước, ít nhất là uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa chất dinh dưỡng, hỗ trợ gan hoạt động, đồng thời giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể ra ngoài thông qua đường tiểu.

Các thực phẩm người bệnh gan nên tránh

Người bệnh gan không nên ăn những thực phẩm cay nóng như gia vị cay (ớt, hạt tiêu, mù tạt...), đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên rán. Không sử dụng bia rượu và các chất kích thích gây hại cho gan.

 

Cham soc khach hang

Đang truy cập: 40
Trong ngày: 906
Trong tuần: 6300
Lượt truy cập: 135285
qc duoi cung

khang_xuan_duong

Đông Y KHANG XUÂN ĐƯỜNG
Địa chỉ: 32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Email:  khangxuanduong123@gmail.com
Điện thoại tư vấn:  088.688.9194
(*) Lưu ý: Tác dụng của phương pháp (thuốc) tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để điều trị khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.