18-10-2021 10:38
Nguyễn Minh Không hay còn gọi là Lý Quốc Sư hoặc Đức Thánh Nguyễn người ta chỉ biết ông là một thiền sư, pháp sư và là ông tổ của nghề đúc đồng VN. Chứ ít ai biết được ông chính là một bậc thầy địa lý phong thuỷ thực sự đầu tiên của người Việt ta.
Đức Thánh Nguyễn hay Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Cha của thánh Nguyễn là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn (Bắc Ninh). Gia cảnh hai vợ chồng ông Nguyễn Sùng rất nghèo nhưng luôn luôn chăm lo làm việc thiện. Hai ông bà sinh hạ được một người con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Nguyễn Chí Thành.
Cha mẹ mất sớm, Chí Thành phải mò cua, bắt cá trên sông Hoàng Long sinh sống qua ngày. Khi lớn lên Nguyễn Chí Thành dốc lòng học hành, tu tập pháp Phật và kết nghĩa anh em với Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Giác Hải là hai vị chân sư có uy tín đương thời. Sau khi tu hành đắc đạo, ông trở về quê nhà dựng chùa Viên Quang, sau đó lại lập nhiều chùa ở Phả Lại (Bắc Ninh), Giao Thủy (Nam Định), Vũ Thư (Thái Bình)... để tu hành, lấy vị hiệu là Minh Không. Từ đó dân gian thường gọi ông là Nguyễn Minh Không.
Là một vị Thiền sư tài năng, có nhiều công lao đóng góp đối với đời sống chính trị, tư tưởng văn hóa của Đại Việt thời Lý. Thiền sư Nguyễn Minh Không được phong làm Quốc sư, chức vị cao nhất trong hệ thống tăng quan nhà Lý thể hiện rõ tầm quan trọng của ông trong lịch sử Phật giáo thời Lý nói riêng và lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung.Theo lịch sử xây dựng chùa, trong suốt cuộc đời, Nguyễn Minh Không đã sang lập vài trăm ngôi chùa trên đất Đại Việt
Khi tu hành đắc đạo, Nguyễn Chí Thành trở về quê nhà dựng chùa Viên Quang, sau đó lại lập nhiều chùa ở vùng châu thổ sông Hồng để tu hành, lấy vị hiệu là Không Lộ rồi Minh Không. Trong suốt cuộc đời, trên cương vị quốc sư thống lĩnh lực lượng Phật giáo quốc gia, Nguyễn Minh Không đã dựng tới 500 ngôi chùa trên đất Đại Việt.Nhiều ngôi chùa lớn còn tồn tại đến ngày nay như: chùa Bái Đính, chùa Cổ Lễ, chùa Non Nước (Ninh Bình), chùa Địch Lộng, chùa Quỳnh Lâm, chùa Am Tiên, chùa Trông, chùa Kim Liên, chùa Hàm Long,... Quốc sư Minh Không là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam.
Các câu chuyện về địa lý phong thuỷ của người Việt ta chỉ nhắc đến Cao Biền và Tả Ao, không có bất cứ một ai, một hội thảo nào tại Việt Nam từng nhắc đến ông là bậc thầy địa lý. Bởi vì, tại Việt Nam hiện tại hơn trăm năm nay không có học giả địa lý phong thuỷ thực thụ. Tất cả những người coi là chuyên gia phong thuỷ này nọ chỉ như những đứa trẻ chập chưỡng biết đi sao có thể nhìn bức tranh mà thấy được huyền vi trong đó.
Cho nên, chỉ có kẻ Tài mới biết được kẻ Tài. Cái tài địa lý của Nguyễn Minh Không chính là các địa điểm ngôi chùa mà ngài xây dựng, từng tu hành đều là các chính huyệt của thuật địa lý phong thuỷ, tạo lên những ngôi chùa là linh địa nước Nam. Nếu không phải là nhà địa lý phong thuỷ thì khó mà xác định được các điểm huyệt phong thuỷ tốt và chính xác như vậy. Nào phải một ngôi chùa, mà các ngôi chùa ta biết đến ngài lập dựng và ở lại tu hành đều là các địa huyệt quan trọng.
Cao Biền nổi danh nhờ làm thành Đại La và sau ta thu được tác phẩm về địa lý là Cao Biền địa tấu thư. Tả Ao nổi danh nhờ chu du thiên hạ đặt đất làm phúc cho người để lại tác phẩm địa lý Địa đạo diễn ca và được người Việt lâu nay cho là Thánh địa lý . Nhưng Thánh Nguyễn không màng thế sự người đời chỉ chuyên tâm hành pháp, bốc thuốc cứu người, nên tài năng địa lý chỉ dùng để mở mang xây dựng chùa chiền nên người đời không biết đến, chứ tài năng của ngài mới xứng danh là Thánh địa lý phong thuỷ đầu tiên của người Việt. Ta chỉ tiếc rằng, ngài đã được coi trọng là Quốc sư một triều đại, tài năng địa lý vậy lại không nhìn ra thế đất thành Đại La chưa phải đắc địa, tư thế "Điểu cụp đuôi" thì vương triều định đô kể cả có lúc vượng khí nhất cũng không thể vươn ra biển lớn như các đế chế Mông Cổ, hay Thanh triều. Chỉ có bó gối trong lãnh thổ.
Cũng có nhiều lý do, nhưng ta tiếc là tiếc ở tiếng nói của một con người có trọng lượng ấy ngàn năm hiếm có ai được trọng dụng cao như vậy, nếu nói ra có thể thay đổi lịch sử tộc Việt. Vẫn biết rằng sự thịnh suy các triều đại là lẽ thường nhưng được trái tim đắc cách thì lợi muôn đời con cháu. Và chỉ mong rằng thời nay, có bậc minh vương biết lắng nghe để trăm nay lịch sử này không phải trở lại vòng quay của loạn lạc.
Nhất đại tôn sư Vũ Duy
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN