Lượt xem: 170

17-03-2020 09:56

Dị ứng da tay là phản ứng viêm nhiễm dưới dạng cấp hoặc mãn tính, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng trong thời gian dài như nước rửa chén, nước rửa tay, xà phòng giặt, sữa tắm... Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.

Mụn nước ở tay chân là bệnh gì?

Mụn nước được cho là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da đặc trưng như bệnh tổ đỉa, chàm da,… đây là một túi nhỏ li ti có chứa dịch nước bên trong nổi lên trên bề mặt của da. Nó có thể xuất hiện tại bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng thường được gặp nhiều hơn ở vùng da bàn chân, bàn tay.

chan tay noi mun nuoc la benh gi
Mụn nước xuất hiện thường bởi những triệu chứng của các bệnh ngoài da khác gây nên.

Mụn nước này kèm theo những cơn ngứa dữ dội, mặc dù không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng nếu bệnh phát triển nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng bệnh mụn nước ở tay

Bệnh mụn nước thường xuất hiện tại những vùng da thường phải xúc như chân với tay, kèm theo những triệu chứng mà nó mang đến làm cho người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được chữa trị cẩn thận, các mụn nước này sẽ bị vỡ lây lan bệnh sang cho những vùng da khác.

trieu-chung-benh-mun-nuoc-o-tay
                     Mụn nước nổi trên tay và chân gây ngứa.

Ngoài tay chân nổi mụn nước ngứa còn có một số triệu chứng khác mà bạn có thể nhận biết như:

  • Mụn nổi thành từng mảng riêng biệt theo từng đợt khác nhau, bệnh thường phát triển dai dẳng, có thể tái đi tái lại nếu không được điều trị triệt để.
  • Đặc tính của bệnh chàm nước này là tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
  • Rìa những đầu ngón tay và kẽ tay là vị trí thường xuyên phải tiếp xúc nên cũng là nơi mà bệnh phát triển sớm nhất, kích thước nhỏ từ 1-3mm.
  • Mỗi đợt mụn nước mọc thường kéo dài từ 2-3 ngày, trường hợp nặng có thể lên đến vài tuần.

Những giai đoạn thường thấy khi bị nổi mụn nước

Trước hết, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu tại vùng da tay nổi mụn nước, nếu gãi để làm giảm cơn ngứa sẽ có thể xuất hiện các mảng da màu đỏ, hơi cộm lên. Nếu bạn để ý kỹ, có thể thấy các nốt bé lấm tấm nằm trên lớp biểu bì dưới da.

ngua-tay-chan-noi-mun-nuoc
Mụn nước có thể tự vỡ ra gây đau rát.

Sau khi nổi từ 3- 5 ngày, các mụn nước này phát triển lớn và nhiều hơn. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, điều trị triệt để thì những mụn nước nãy sẽ tự vỡ ra chảy dịch dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ có thể là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến trong một số trường hợp.

Dịch tiết chảy ra từ những mụn nước này lây lan sang cho những vùng da lành khác làm cho bề mặt da sần sùi hơn, tạo triệu chứng ngứa ngáy dai dẳng, rất khó trong việc điều trị mụn nước ngứa.

Nguyên nhân gây bệnh mụn nước

Mụn nước được xem là dấu hiệu của bệnh dị ứng da tay cũng như một số bệnh viêm da cơ địa như bệnh eczema, chàm tổ đỉa,… Đây là một loại bệnh da liễu thường gặp không có khả năng tự phát mà những nguyên nhân nổi mụn nước ở tay ở chân thường bởi dị ứng với hóa chất, môi trường hoặc có thể bởi hệ miễn dịch bị suy giảm làm cho cơ không chống lại được những tác nhân xấu từ bên ngoài.

Mụn nước mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh tuy nhiên nó lại gây rất nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

nguyen-nhan-noi-mun-nuoc
Mụn nước xuất hiện có thể bởi da tiếp xúc nhiều với hóa chất.

Các mụn nước thường thấy xuất hiện tại bàn chân, bàn tay nơi mà thường xuyên phải tiếp xúc với những loại hóa chất có tính kích ứng mạnh như mỹ phẩm, xà phòng, nước rửa tay, nước rửa chén, hóa chất... Những cũng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có thể bị bệnh mụn nước bởi những nguyên nhân khác nhau, nhiều người bởi nổi mụn nước bởi thực phẩm ăn uống, một vài người khác thì lại do môi trường làm việc có chứ nhiều bụi, dung môi, mạt gỗ,…

Biện pháp phòng ngừa bệnh mụn nước

Nhằm ngăn không cho tay chân nổi mụn nước ngứa cũng như chấm dứt không cho mụn nước quay trở lại, chỉ có biện pháp duy nhất là các bạn cần phải tích cực, kiên trì kiêng cữ:

  • Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với những nguyên nhân có thể gây nổi mụn nước như: xà phòng, nước rửa bát, bằng cách đeo gang tay, gang chân.
  • Đảm bảo chân tay luôn được giữ khô ráo, mát mẻ. Sử dụng các loại thuốc có chứa urea nhằm giữ ẩm cho lòng bàn tay, bàn chân.
  • Khi nhận thấy mụn nước bị vỡ, cần nên lau khô nhằm tránh sự lây lan của mụn ra những vùng da khác sau đó dùng băng gạc mỏng bảo vệ.
  • Vệ sinh và tắm rửa cơ thể sạch sẽ bằng nước mát, hạn chế tắm nước nóng khiến da bị khô, mất đi độ ẩm tự nhiên dễ dẫn đến tình trạng nổi mụn nước gây ngứa.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có bên trong rau quả, trái cây tươi. Nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều protein lạ dễ gây dị ứng, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ uống có cồn và chất kích thích.
deo bao tay khi phai tiep xuc voi hoa chat
Nên trang bị đầy đủ gang tay bảo hộ trước khi phải tiếp xúc với các loại hóa chất.

 

Cách trị mụn nước ở tay

Nổi mụn nước ở tay thông thường sẽ không bao giờ tự khỏi được, đây là loại bệnh mãn tính rất khó điều trị, không thể điều trị mụn nước tại nhà được vì loại mụn này luôn bị tái phát nhiều lần. Một khi lớp da tay bảo vệ của bạn bị  mất miễn dịch, vi khuẩn ăn sâu dưới lớp da và trú ngụ ở đó rất khó tiêu diệt, loại khuẩn này kháng rất nhiều thuốc và các hoá chất. Để chữa khỏi mất rất nhiều thời gian.

Các loại thuốc Tây y điều trị dị ứng da tay chủ yếu là loại thuốc chứa corticoid và kháng sinh:

  • Corticosteroid: Các loại kem và thuốc mỡ Corticosteroid có thể điều trị các mụn nước ngứa ở tay. Làm giảm chế độ kích ứng, nhưng sau khi không sử dụng tình trạng dị ứng da tay nổi mụn nước lại xuất hiện tái phát trở lại. Phải dùng nó thường xuyên không bỏ được.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Các loại thuốc như Protopic và Elidel thường được chỉ định đối với trường hợp người bệnh không muốn sử dụng thuốc Steroid. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây nhiễm trùng da và mất khả năng miễn dịch cơ thể nếu dùng thời gian dài.
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nhiễm trùng khi da có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Quang trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng tia cực tím. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây một số tổn thương nhất định và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Hiện nay YHCT phần lớn không có kinh nghiệm điều trị loại bệnh này, đa phần các lương y bác sỹ nhầm với bệnh Tổ đỉa do có đặc tính là nổi mụn nước ngứa, nhưng dùng thuốc trị Tổ đỉa lại không có tác dụng. Khang Xuân Đường ban đầu khi chữa bệnh dị ứng da tay này cũng bị nhầm lẫn và mất 5 năm mới nghiên cứu phân biệt được dị ứng da tay khác Tổ địa và tìm đươc cách chữa dị ứng da tay nổi mụn nước khỏi lâu dài.

Để việc điều trị đạt hiệu quả người bệnh phải kết hợp điều trị bằng thuốc và tránh các tác nhân gây bệnh như ngừng sử dụng các sản phẩm dị ứng như nước rửa chén bát, sữa rửa tay, nước rửa tay.... Bên cạnh đó, không được gãi hoặc làm vỡ các mụn nước. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây lan và gây khó khăn cho việc điều trị. 

Người bệnh bị dị ứng da tay nổi mụn nước ngứa quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp đến thầy thuốc Vũ Duy, nghe tư vấn về bệnh và có cơ hội điều trị hết căn bệnh này.

Thầy thuốc Vũ Duy: 0886.tám tám.9194

 

Cham soc khach hang

Đang truy cập: 38
Trong ngày: 931
Trong tuần: 6210
Lượt truy cập: 135158
qc duoi cung

khang_xuan_duong

Đông Y KHANG XUÂN ĐƯỜNG
Địa chỉ: 32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.
Email:  khangxuanduong123@gmail.com
Điện thoại tư vấn:  088.688.9194
(*) Lưu ý: Tác dụng của phương pháp (thuốc) tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để điều trị khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.